loader

A. Màng chống thấm HDPE là gì?Màng chống thấm HDPE là tên viết tắt Hight density polypropylenne, màng chống thấm HDPE chứa 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% còn lại bao gồm cacbon đen, chất ổn định nhiệt, chất kháng tia UV. VÌ vậy, HDPE không độc hại với môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến các động thực vật tiếp xúc trực tiếp với màng HDPE, và có thể sử dụng là bể chứa nước ngọt. Màng chống thấm HDPE có độ dày từ 0.02mm đến 3mm tuỳ theo quy trình sử dụng của khách hàng vào ứng dụng trong thực tế Tuỳ theo độ dày và thương hiệu nhà sản xuất của màng hdpe sẽ chịu được dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp liên tục 8 giờ đồng hồ hằng ngày tại những nơi có nắng gay gắt như Việt Nam và các vùng cận nhiệt, cận vùng xích đạo. Màng chống thấm HDPE sẽ khó mục hoá theo thời gian sử dụng với thời gian lên đến 20 năm hoặc 50 năm. Theo thống kê hiện tại, do màng chống thấm HDPE có độ bền cao trong suốt quá trình sử dụng nên đó cũng là lý do màng hdpe được sử dụng phổ biến hiện nay.

B. Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong thực tế:1. Tích trữ nước sử dụng trong mùa khô, hạn hán bằng màng HDPE: Đối với nông nghiệp tưới tiêu hằng ngày cho vườn cây ăn trái, rau quả hằng ngày rất là quan trọng. Đối với hiện nay tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt ở mức cảnh báo cộng với nhiệt độ tăng cao phổ biến 35 – 37 độ, gây sự thiếu hụt nước ngọt nghiêm trọng tại ĐBSCL trong suốt thời gian qua.

Cần tranh thủ tích trữ nước ngọt bằng cách nào?

Sử dụng túi nhựa HDPE trữ nước hiệu quả cao cho mùa khô hạn, tích trữ nước ngọt trong sinh hoạt hằng ngày. Với ưu điểm túi nhựa HDPE là không bốc hơi, không sợ rách thủng hoặc thấm thẩm thấu từ bên ngoài vào.
Đối với hồ tích trữ nước để tưới tiêu: nên chọn loại có độ dày từ 0.5mm đến 0.75mm với khổ rộng tuỳ ý khách hàng và diện tích hồ tích trữ nước tối đa là 8m và chiều dài không giới hạn
Đối với mương thoát nước: nên chọn màng chống thấm HDPE có độ dày từ 0.05mm đến 0.3mm tuỳ vào tính chất của từng dự án và định hình phức tạp khác nhau.

2. Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong hồ nuôi trồng thuỷ sản, tôm cá,… :
Hiện nay, ngành nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm được các đặc điểm của mô hình nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi uản lý ao nuôi tôm tốt hơn và đem đến một mùa vụ bội thu.

Tuỳ vào từng mô hình nuôi tôm công nghiệp khác nhau mà tương ứng với từng mật độ và vốn đầu tư khác nhau.

Các mô hình nuôi tôm công nghiệp phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh

Mô hình nuôi tôm bán thâm canh

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt

2.1 Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính bằng màng HDPE:

Đây là một trong những mô hình nuôi tôm công nghiệp có vốn đầu tư rất lớn nhưng đem lại hiệu quả thành công cao, kiểm soát được dịch bệnh khi nuôi tôm, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh so với các mô hình nuôi tôm thực tế khác.
Để áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính người nuôi cần phải đầu tư xây dựng ao nuôi có diện tích phù hợp, có sử dụng nhà lưới che chắn xung quang, lót bạt chống thấm HDPE dưới đáy ao, trang bị mấy vận hành xử lý nước trong ao và cho thức ăn tự động cho tôm trong ao. Ngoài ra, phải xây dựng khung sắt, phủ màn, xây tường xung quanh hệ thống ao nuôi, hệ thống ao nuôi phụ trợ như các loại ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng,… tất cả các đáy ao đều phải được bao bọc kỹ bằng màng chống thấm HDPE hạn chế sự thấm, thất thoát nước ra ngoài. Mô hình có thể giúp việc quản lý môi trường ao nuôi tôm thuận lợi đồng thời chủ động iểm soát được dịch bệnh trong suốt quá trình chăm sóc, nuôi tôm. Mật độ nuôi có thể dao động từ 20 – 30 con/m2, tôm thành phẩm có trọng lượng từ 40-50 con/ kg trong thời gian thu hoạch khoảng 110 ngày.
Lợi ích của màng HDPE trong mô hình nuôi tôm:
Màng lót hồ tôm theo qui trình sản xuất công nghiệp, hạn chế được rủi ro, khống chế được những tác nhân gây hại cho tôm, điều tiết được môi trường, tăng năng suất cao, giảm được chi phí đầu vào khi mới bắt đầu nuôi tôm
Màng HDPE lót hồ nuôi tôm chống bị nhiễm nước bẩn từ bên ngoài vào, nhiễm  những mầm bệnh như rong tảo, những vi sinh vật có hại trong ao tôm,…
Màng HDPE lót hồ nuôi tôm chống gây sạt lở bờ ao khi nuôi tôm, lỗ mội, dậy phèn, đục nước do mưa rửa trôi,…
Do không bị thẩm thấu, ngăn cách tốt với môi trường xung quanh nên mực nước và độ phèn trong hồ nuôi tôm ổn định.
Đây là loại màng chuyên dụng khác với các loại màng khác, có sức chịu được áp lực cao, nhiệt độ môi trường từ bên ngoài, thời gian sử dụng màng chống thấm HDPE lâu dài ( có thể tái sử dụng màng  HDPE tiếp tục cho các mùa vụ sau.
Hằng ngày, dễ dàng quan sát các hoạt động bắt mồi của tôm, dễ dàng chăm sóc sức khoẻ và quản lý ao tôm tốt hơn sẽ giúp tôm phát triển nhanh và khoẻ mạnh, ít dịch bệnh gây hại cho tôm và kiểm tra quan sát trực tiếp khi tôm có dấu hiệu bất . Giúp tôm đạt chất lượng, mùa vụ bội thu và không sợ bị rớt giá khi thương lái đến mua.
Do những ưu điểm trên nên việc lót hồ tôm bằng màng HDPE sẽ giúp bà tôm tiết kiệm được nhân công, thời gian chăm sóc tôm, công sức sửa chữa ao hồ tôm, kiểm soát được chế độ khi cho tôm ăn bằng thức ăn bên ngoài, hạn chế rủi ro đến mức tối đa và giúp tôm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Lợi ích màng nhựa HDPE lót hồ chứa nước thải:

Bạt HDPE được chế tạo từ các hạt nhựa nguyên sinh (với hàm lượng 97.5%) và hàm lượng nhỏ 2.5% Cacbon (c) đen, vì vậy bạt HDPE có cường độ chịu kéo và độ dãn dài ra rất lớn.
Màng chống thấm HDPE có các ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực như xử lý chống thấm đê, đập, lòng hồ thuỷ lợi, hồ chứa nước sinh hoạt, hồ xử lý nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư,…
Bạt được chế tạo thành từng cuộn có chiều dài từ 70-:- 600/Cuộn tương ứng với chiều dày từ 0.3-3mm. Bề rộng của khổ Vải là 7m, khi thi công được hàn nối với nhau bằng máy hàn nhiệt chuyên dụng.
Sử dụng màng HDPE làm bể lắng, bể xử lý nước thải trong hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư dựa trên tính năng trơ hóa học, độ bền cơ lý và độ bền sinh học sao, từ đó ngăn nước thải ngấm, rỉ nước thải ra môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến đất và môi trường xung quanh bể chứa
Sử dụng màng chống thấm hdpe là một biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát và hợp vệ sinh, đồng thời chống xói mòn khu vực quanh bể chứa nước thải, tiết kiệm chi phí, thời gian vận hành.
Màng chống thấm HDPE được sử dụng để tạo ra khu vực hồ chứa nước được kiểm soát trong khu công nghiệp, giúp tạo ra nguồn nước ổn định hay khu chứa nước cô lập để xử lý với chi phí thấp.
Chống thấm đê, đập, kênh mương, phát huy khả năng chống thấm và tính chất cơ lý tuyệt hảo của màng này.
Màng chống thấm hdpe lót đáy làm lớp chống thấm cho các nhà máy thải xỉ, nhà máy hoá chất, phân bón , ngăn các loại hoá chất độc hại thẩm thấu làm ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu công nghiệp. Màng chống thấm hdpe làm lớp lót đáy cho các bồn bể chứa xăng dầu
Có thể tận dụng nguồn nước thải đã qua xử lý để tưới tiêu, vườn cây ăn quả,…
Lợi ích màng nhựa HDPE trong xử lý chất thải rắn:
Là một cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất để xử lý chất thải, đặc biệt là ở các nước với không gian rộng mở. Trong khi phục hồi tài nguyên và thiêu đốt cả hai yêu cầu đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, và phục hồi vật liệu cũng đòi hỏi nhân lực rộng lớn để duy trì, các bãi chôn lấp ít cố định hoặc đang diễn ra, chi phí, cho phép họ cạnh tranh thuận lợi.
Dễ dàng thi công và xây lấp màng chống thấm HDPE trong các bãi rác công nghiệp, bãi rác sinh hoạt 1 cách nhanh chóng. Giảm được chi phí, thời gian thi công và nhân sự thi công, xây lắp màng HDPE.
Màng chống thấm HDPE có độ bền hàng trăm năm được sử dụng để lót đáy bãi rác thải hợp vệ sinh theo quy trình tiêu chuẩn môi trường, ngăn ngừa thẩm thấu các chất lỏng và các chất khí ra môi trường xung quanh nhằm ngăn chặn nước rỉ rác ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường xung quanh, ngăn nước mưa, ngăn mùi, chống ô nhiễm khí thải không gây bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến hoạt động cộng đồng khu dân cư xung quanh bãi rác.
Màng chống thấm hdpe của Phong Kiều được sử dụng để làm lớp lót dải dưới đáy các bãi chôn lấp chất thải rắn, có tác dụng ngăn không cho nước rác ngấm ra đất, môi trường bên ngoài. Tránh được tình trạng ô nhiễm nước ngầm tác động trực tiếp đến giếng nước của cộng đồng đang sống xung quanh bãi chôn lấp.
Sau khi che đậy và bao phủ màng HDPE kín đáo sẽ tránh được việc ô nhiễm không khí do khí thải từ bãi chôn lấp hoặc từ việc đốt rác thải lộ thiên, đặc biệt là đối với động vật (ruồi, gián, chuột) lây lan bệnh tật, truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Tuổi thọ của màng chống thấm HDPE cao có thể sử dụng từ 20 cho đến 50 năm, đảm bảo an toàn khi các loại chất thải rắn có tuổi thọ cao như nhựa, nilon, pe, và các rác thải nguy hại khác.
Chống xói mòn, bào mòn khu vực xung quang khu vực chôn lấp rác tránh sự làm mất sự ổn định về diện tích đất bãi chôn lấp.
Ngoài ra, khí bãi rác chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có thể tái sử dụng từ các lỗ khoan thu hồi khí gas nâng cấp để sử dụng-mà khí tự nhiên khí bãi rác là một nguồn thu nhập tiềm năng. Và giữ khí sinh ra trong quá trình phân hủy chất, sử dụng khí đốt tận dụng nhiệt lượng từ khí gas của rác thải
Lợi ích khi sử dụng bạt HDPE phủ hầm Biogas:
Đối với hầm Biogas phủ bạt HDPE không những mang lại hiệu quả kinh tế khi sử dụng mà còn mang lại những ưu điểm dễ thấy khi đang sử dụng hầm Biogas phủ bạt HDPE:
Độ bền của màng HDPE rất cao có thể lên đến 20 năm hoặc 30 năm kể từ ngày sử dụng, có tính đàn hồi và độ giãn dài của màng HDPE dẻo dai. Ngăn chăn không bị ăn mòn bởi axit hoặc bazo nhờ vậy khách hàng luôn luôn an tâm trong suốt quá trình sử dụng, đảm bảo lượng khí tạo cần thiết không bị thất thoát ra bên ngoài, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh.
Hệ thống hầm Biogas phủ bạt HDPE được xây dựng 1 cách nhanh chống với chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Giảm được tác hại từ bên ngoài như ruồi, muỗi, chuột, gián, các loài vi sinh vật tránh được sự tiếp xúc và lây lan mầm bệnh đối với chuồng trại, chăn nuôi
Hệ thống hầm Biogas phủ bạt nhựa HDPE giúp chuồng trại sạch sẽ hơn, hạn chế giảm mùi hôi thối không bị phát tán ra môi trường xung quanh, giảm được thời gian vệ sinh chuồng trại. Không những thế, khi chất thải chăn nuôi được sử lý triệt để cũng giảm thiểu bệnh tật truyền nhiễm và giun sán, mầm bệnh,...
Tận dụng được các chất thải chăn nuôi sau khi cho vào hầm Biogas một phần sẽ huyển hoá thành khí sinh học "Tạo ra nguồn năng lượng sạch và tái tạo". Phần còn lại là cặn bã sẽ ủ phân bón hữu cơ cung cấp dung dưỡng cho cây trồng, giúp đất tơi xốp hơn. Riêng nước thải từ hầm Biogas có thể dùng trực tiếp cho hoa màu.

Mọi thông tin phản hồi vui lòng gọi

0866.633.818 - 0968.355.589

Tìm kiếm

Liên hệ nhanh